I. Nội dung
A. Kiến thức:
1. Chương 1: Triết học và vai trò của triết học trong đời sống xã hội
- Có được cái nhìn tổng quát về môn triết học
- Làm rõ các vấn đề cơ bản của triết học
- Phân biệt được giữa biện chứng và siêu hình
- Biết trong triết học Mac-Lenin và vai trò của triết học Mac-Lenin trong đời sống xã hội
2. Chương 2: Chủ nghĩa Duy vật Biện chứng
- Biết được về nguồn gốc, bản chất và mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
- Được biết về hai loại hình phép biện chứng và biện chứng duy vật
- Nắm được nội dung của phép biện chứng duy vật
3. Chương 3: Chủ nghĩa Duy vật lịch sử
- Có kiến thức về học thuyết hình thái kinh tế xã hội, giai cấp và dân tộc
- Có sự hiểu biết về nhà nước và cách mạng, ý thức xã hội cũng như triết học về con người
B. Hoạt động:
1. Chương I:
1.1. Các hoạt động: Tại đây, Tại đây
1.2. Tổng kết chương I: Tại đây
2. Chương II:
2.1. Các hoạt động: Tại đây
2.2 Tổng kết chương II: Tại đây
3. Chương III:
3.1. Các hoạt động: Tại đây
3.2 Tổng kết chương III: Tại đây
II. Cảm nhận trước và sau khi học Triết
Mình đã làm quen với Triết học ở môn GDCD lớp 10, mình cảm thấy Triết thật sự là một bộ môn gì đó rất trừu tượng và khó hiểu. Mình đã đọc sách trước ở nhà nhưng khi đến lớp vẫn không hiểu. Mình học trong mơ hồ, chỉ biết học thuộc những gì giáo viên chỉ định sẽ ra trong đề thi. Bởi vì thế nên Triết học Mac-Lenin là môn mình sợ nhất khi nhìn vào thời khóa biểu của chương trình đại học. Mình là sinh viên ngành Điện- Điện tử, người học kĩ thuật vốn khô khan nên có lẽ những triết lí sâu sắc mà Triết mang lại mình thật sự sẽ không hiểu nỗi. Đó là tất cả suy nghĩ của mình trước khi học.
Sau một học kì được nghe những bài giảng của cô Thảo, được thực hiện các hoạt động thảo luận nhóm, tạo trang E-Portfolio, mình dần hứng thú với Triết hơn. Cô đã giảng rất nhiều, rất chi tiết và kĩ lưỡng nên những kiến thức cơ bản về Triết mình tự tin có thể trả lời một cách rành mạch khi được hỏi. Nhờ cô Thảo, mình cảm nhận được một môn Triết không khô khan như máy móc, một môn Triết giúp mình hoàn chỉnh hơn về mặt tư duy. Thầy cô truyền đạt, nhưng quan trọng là mình có đủ chất xám để hiểu hết không. Vì môn Triết có thể áp dụng quy luật trong tất cả các lĩnh vực, nội dung của nó mang ý nghĩa rất rộng, không biết cách tư duy và mường tượng thì chẳng bao giờ có thể hiểu nổi. Tuy ở chương III vẫn có những phần mình nghe không hiểu, và không biết áp dụng thực tế ra sao, nhưng mình tin vào một ngày nào đó của tương lai, khi tư duy của mình phát triển hơn, mình sẽ chinh phục được nó.
III. Tự đánh giá
1. Kỹ năng
Xây dựng được 1 trang E-Portfolio hoàn chỉnh, biết cách phối màu sắc, tăng tính thẩm mỹ cho blog.
Nâng cao khả năng tạo lập 1 bài PowerPoint.
Cởi mở khi làm việc nhóm với những người bạn mới.
Quản lí và sắp xếp thời gian phù hợp.
Luôn hoàn thành công việc được trưởng nhóm và cô giao đúng hạn.
Nâng cao kĩ năng viết.
2. Điểm yếu
Chưa nâng cao được kĩ năng thuyết trình do còn ngại đám đông.
Gặp khó khăn trong việc sắp xếp nội dung bài học do không note lại những điểm đáng chú ý.
0 Nhận xét