[Triết Học] Triết Học Thời Kỳ Khai Sáng

 1.SƠ LƯỢC VỀ THỜI KỲ KHAI SÁNG


Thời kỳ Khai sáng (tiếng Anh: Age of Enlightenment) là một phong trào tri thức triết nở rộ vào thế kỷ 17 và 18 tại châu Âu. Phong trào lấy lý trí, sự theo đuổi hạnh phúc, và sự nhận biết của giác quan làm nền mỏng chủ trương tự do, tiến bộ loài người, khoan dung, bác ái, chính phủ lập hiến, phân lập nhà nước với tôn giáo. Thời kỳ Khai sáng thưởng được liên hệ chặt chẽ với cuộc Cách mạng Khoa học, do cả hai phong trào đều nhấn mạnh vào lý tinh khoa học hay sự hợp lý
Phong trào Khai sáng tiếp nối Phong trào nhân văn thời Phục hưng, theo sau cuộc Cách mạng Khoa học. Ngày Phong trào Khai sáng nổi lên,có một số người định là năm 1637, người khác định là năm 1687. Giới sử học Pháp xưa nay lấy khoảng thời gian giữa lúc Vua Louis XIV chết năm 1715 và lúc Cách mạng Pháp bùng nổ năm 1789 làm thời đại Khai sáng. Hầu hết xem phong trào rút xuống vào đầu thế kỷ 19. Phong trào bắt nguồn từ cuộc cách mạng tri trức khởi đầu bởi Galileo và Newton, trong một bầu không khí ngày càng kém thiện cảm với quyền lực áp chế, trong những khám phá về cá nhân, xã hội, và nhà nước, các nhà tư tưởng Khai sáng tin rằng có thể áp dụng tư duy có hệ thống cho mọi lĩnh vực của hoạt động con người và đưa nó vào hoạt động nhà nước. Những người đi đầu phong trào tin rằng họ sẽ dẫn thế giới vào một thời đại mới của nhân tính, lý tính và tự do từ một thời kỳ dài đầy nghi ngờ, phi lý, mê tín dị đoan, và độc tài mà họ gọi là Thời kỳ Đen Tôi (Dark Ages)
Phong trào diễn ra sôi nổi nhất là ở Pháp và tiêu biểu là cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 với nguyên nhân chính là các mâu thuẫn xã hội đang sục sôi giữa Chế độ Phong kiến và nông dân lúc bấy giờ. Các nhà duy vật Pháp thế kỷ 18 là những người chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cuộc cách mạng về chính trị sôi động đó.

2. TRIẾT HỌC THỜI KÌ KHAI SÁNG

Triết học Ánh sáng thế kỷ 18 là sự kế thừa và phát triển mới về chất các khuynh hướng tư tưởng bài trừ siêu hình học thế kỷ 17. Nó bắt đầu từ sự phê phán một cách không thương tiếc các quan niệm cũ về thế giới và con người. Trong những học thuyết về chính trị, đạo đức, các nhà triết học thế kỷ 18 đã giải phóng ở mức độ đáng kể những học thuyết về đạo đức và quan niệm chính trị xã hội của họ khỏi những hạn chế có tính chất tự nhiên chủ nghĩa

Lý tưởng chung của các nhà khai sáng là ý tưởng về sự tiến bộ. Đó là sự tin tưởng rằng điều kiện sống của con người sẽ ngày càng tốt hơn và thế hệ sau sẽ sống tốt hơn thế hệ trước, đồng thời họ sẽ đóng góp hoạt động, lao động của họ cho cuộc sống của thế hệ mai sau. Các nhà khai sáng, thông qua ngòi bút của mình, đã tập hợp những tầng lớp trong xã hội để hưởng đến cuộc đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến.

3. MỘT SỐ TRIẾT GIA NỔI TIẾNG CỦA THỜI KỲ KHAI SÁNG
Các nhà triết gia thời kỳ này không phải là triết gia theo nghĩa của triết học. Nói một cách chính xác hơn, họ là những nhà văn, nhà tư tưởng, nhà truyền bá và công khai hóa tư tưởng Ánh Sáng Những tác phẩm của họ là vũ khí lý luận của giai cấp tư sản trong thời kỳ chuẩn bị cách mạng. Phong cách hành văn của các nhà văn thế kỷ XVIII là sáng sủa, chính xác, mạch lạc. Các độc giả thời kỳ này khá đông đảo, thuộc nhiều thành phần giới kinh doanh, những người có nghề nghiệp chuyên môn, các tầng lớp trung lưu. Báo và tạp chí tăng lên khá nhiều. Các tư tưởng của nhà văn được phổ biến rộng rãi.
  • JEAN-JACQUES ROUSSEA
Jean-Jacques Rousseau

        Jean-Jacques Rousseau sinh ngày 28-6-1712 tại Geneva(Thụy Sĩ) và mất ngày 2-7-1778 tại Pháp. Ông là một nhà văn và nhà triết học, tư tưởng của ông vượt xa những người đương thời, ông cũng lên án chế độ phong kiến và Giáo hội như Montesquieu và Voltaire nhưng ông còn đề cập đến chủ quyền của người dân.

  • Thế giới quan của Rousseau:
        Lịch sử của nhân loại là kết quả hoạt động của con người chứ không phải được hình thành do bàn tay Thương Đế.
        Bản chất của con người là sự tự do và do sự bất bình đẳng niên sự tự do mới bị kìm hãm. Nguyên nhân sự bất bình đẳng theo Rousseau: chính Tư hữu là nguyên nhân sinh ra sự bất bình đẳng của xã hội loài người. Tự hữu tài sản tạo ra kẻ giàu, người nghèo. Kẻ giàu đặt ra những luật lệ để làm cho tài sản của họ trở thành chính đáng; sau đó họ đặt ra những hình thức chính quyền để công nhận những luật lệ ấy, từ đó sinh ra kẻ thống trị và người bị thống trị mà đỉnh cao nhất của sự bất bình đang đó là chế độ chuyên chế.
  • MONTESQUIEU
Montesqule

        Charles-Louls de Secondat, hay được biết với cái tên Montesqule. Ông là Nam tước vùng La Brède và xử Montesquieu. Ông sinh ngày 18 tháng 1 năm 1689 tại Bordeaux và mất ngày 10 tháng 2 năm 1755 tại Paris
        Montesquieu là một nhà bình luận xã hội và tư tưởng chính trị Pháp sống trong thời đại Khai sáng. Ông là nhà triết học có tư tưởng ôn hòa nhất trong các nhà triết học Ánh sáng lúc bấy giờ .

  • Tư tưởng chính trị của Montesquieu:
        Tư tưởng chính trị của ông được thể hiện rõ nhất trong quyền Tinh thần pháp lý. Trong tác phẩm nảy ta có thể thấy được sự căm ghét của Montesquie đối với với chế độ chuyên chế và sự băn khoăn tìm kiếm một hình thức nhà nước phù hợp cho Pháp lúc bấy giờ. Ông nghiên cứu các thể chế chính trị từ xưa đến lúc bấy giờ và phân biệt ba hình thức nhà nước: Cộng hòa, Quân chủ lập hiến và Quân chủ chuyên chế. Ông cho rằng chế độ Cộng hòa là tốt đẹp nhưng trên thực tế không thực hiện được. Theo ông, chế độ chính trị tốt nhất là nhà nước Quân chủ lập hiển như ở Anh.
        Cũng trong quyền Tinh thần Pháp Lý, Montesquieu chủ trương "Tam quyền phân lập" bao gồm Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp, chúng độc lập và không phụ thuộc vào nhau, nhưng kiểm soát lẫn nhau.

  • Thế giới quan của Montesquieu chủ yếu thể hiện trong các vấn đề xã hội:
        Khẳng định các quan niệm thần học về lịch sử chi là tầm thường hóa xã hội và con người. Montesquieu đã tìm cách giải thích các hiện tương xã hội một cách tự nhiên, khẳng định các hiện tượng xã hội và tự nhiên có sự thống nhất và đều tuân theo những qui luật nhất định. Ông cho rằng tính qui luật của xã hội năm ngay trong chính bản chất bên trong của xã hội, chứ không phải bị áp đặt từ bên ngoài. Montesquieu đã nhận thấy được vai trò đặc biệt của quan trọng của phát triển kinh tế và sản xuất vật chất đối với đời sống xã hội.

4. Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA THỜI KỲ KHAI SÁNG
Thời đại ngày nay chú ý đến phong trào Khai sáng như là một trong những mô hình trung tầm cho nhiều phong trào thời hiện đại. Phong trào đã góp phần tạo ra nền tảng tư tưởng cho Cách mạng Mỹ và Cách mạng Pháp, Phong trào độc lập Mỹ La Tinh, và Hiến pháp Ba Lan ngày 3 tháng 5. Góp phần dẫn tới sự trỗi dậy của chủ nghĩa tự do cổ điển, dân chủ, và chủ nghĩa tư bản Phong trào Khai sáng chỉ xảy ra tại Đức, Pháp, Anh, và Tây Ban Nha, nhưng tầm ảnh hưởng của nó lan xa hơn. Phong trào Khai sáng làm suy yếu các chế độ vua chúa chuyên quyền và Giáo hội Công giáo, mở đường cách mạng chính trị vào thế kỷ 18 và 19. Nhiều phong trào vào thế kỷ 19 như tự do và cổ điển mới lấy Phong trào Khai sáng làm nền móng
.

0 Nhận xét